Đau dạ dày có nên ăn dưa chuột không?

Theo Đông y, dưa chuột có tính mát, đặc biệt nhiều nước nên có khả năng chăm sóc sức khỏe cho con người. Mặc dù vậy, tính hàn của dưa chuột lại không tốt cho dạ dày đang tổn thương. Cụ thể thì dưa chuột có tác động như thế nào lên hệ tiêu hóa của người đau dạ dày? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

1. Lợi ích từ dưa chuột

Dưa chuột mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người với nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, kali, vitamin B1, magie, vitamin V3, vitamin B6, folic acid, vitamin B5, vitamin C… Cụ thể Dưa chuột có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ mọi người như:

Ổn định huyết áp, tốt cho răng miệng, củng cố răng nướu vững chắc cũng như ngăn ngừa các vi khuẩn gây hôi miệng, tạo mảng bám trên răng.

f:id:yhctvietthanh:20200520134605j:plain

dau-da-day-dua-chuot

Ngăn ngừa ung thư vì có chứa nhiều lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol – 3 lignan, vốn là những chất có khả năng ngừa ung thư rất tốt.


2. Đối với người bị đau dạ dày, dưa chuột có các tác hại?

Dưa chuột có tính hàn trong khi người bị đau dạ dày hoặc mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày đều phát xuất từ nguyên nhân tỳ vị bị hư hàn. Do đó, ăn đồ ăn có tính hàn sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Bây giờ bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có nên ăn dưa chuột rồi phải không
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng dưa chuột thuộc nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là với những người có dạ dày đang bị tổn thương.

Tính acid nhẹ của dạ dày có thể khiến mức độ acid trong dạ dày tăng lên, khiến chứng viêm loét dạ dày thêm nặng.
Những người bị đau dạ dày hoàn toàn không nên ăn dưa chuột hoặc chỉ nên ăn hạn chế một liều lượng nhỏ trong mỗi bữa để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.

Xem thêm >>> Viêm dạ dày tá tràng nhẹ nên ăn gì? Kiêng ?

3. Đau dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh dưa chuột, người bị đau dạ dày cũng nên chú ý không nên ăn một số thực phẩm gây kích ứng dạ dày khác như:

Dứa: Dứa chứa quá nhiều acid, khiến dạ dày của bệnh nhân gặp những cơn đau dai dẳng và khó chịu. Ngoài ra, trong dứa còn có enzyme phân hủy được protein, có thể làm dạ dày bị tổn thương nặng hơn.

Chanh: Chanh có thành phần acid rất cao, có thể làm tăng lượng tiết acid và bào mòn niêm mạc dạ dày.

Quả hồng: Hồng chứa rất nhiều tanin và pectin. Đây là những chất khi kết hợp với acid tự nhiên trong dạ dày sẽ rất dễ bị vón cục lại, gây cản trở quá trình tiêu hóa và làm kích thích các vết viêm loét trong dạ dày

Đu đủ xanh: Papain trong nhựa của của đu đủ xanh sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn, mọi thương tổn tại khu vực này sẽ dễ xảy ra và càng gia tăng mức độ nguy hại hơn.

Xoài: Vị chua sẵn có trong trái xoài (acid) sẽ khiến dạ dày gia tăng co bóp, tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm người bệnh bị đau bụng dữ dội.

Chuối tiêu: Chuối có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày và đường ruột gặp nhiều rắc rối, gây nhiễu loạn các chức năng và làm mất cân bằng các tỷ lệ nguyên tố kali – magie – canxi và natri có trong cơ thể.

Trứng còn sống: Trứng chưa được nấu chín vẫn còn tồn tại một chất gọi là antitrypsin. Chất này đi ngược lại với quá trình tiêu hóa protein trong cơ thể con người và gây ra những triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, khiến người bị mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày sẽ càng bị nặng hơn.

 

Dưa chuột có rất nhiều lợi ích sức khỏe tuy nhiên sẽ không thân thiện với những ai đang mắc chứng đau dạ dày. Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin bổ ích cho bạn