Viêm dạ dày tá tràng nhẹ nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Viêm dạ dày nhẹ là bệnh thường gặp xuất hiện ở mọi lứa tuổi không kể nam nữ. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ý dẫn đến chủ quan. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Đôi khi, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống đúng cách cũng có thể khỏi được?

Vậy bị viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày – tá tràng

Những yếu tố bên trong cơ thể (yếu tố nội sinh):

Do các độc tố từ vi khuẩn, virus trong cơ thể tràn vào máu gây viêm dạ dày – tá tràng cấp tính, xuất hiện thứ phát sau khi mắc các bệnh sau: Các bệnh nhiễm trùng cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…), thoát vị hoành…Các bệnh làm urê máu cao, tăng đường huyết, stress (bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, u não, xơ gan, suy thận…Dị ứng (thức ăn: tôm, sò, ốc…), viêm thành mạch dị ứng (hội chứng Schoenlein – Henoch)…

Những yếu tố bên ngoài cơ thể (yếu tố ngoại sinh):

  • Helicobacter Pylori (Hp).
  • Ăn uống: thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, khó tiêu, nhai không kĩ, do uống rượu, trà, cà phê,…
  • Thuốc: thuốc giảm đau kháng viêm (NSAIDs), kháng sinh, Aspirin,…
  • Dị vật.

2. Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày – tá tràng

Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): đau dữ dội, hay cồn cào, nóng rát, có khi đau âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, cảm giác khó chịu…đau tăng lên sau hoặc trong khi ăn, một số trường hợp có đau, nóng rát vùng thượng vị muộn sau bữa ăn, đặc biệt đau rõ hơn khi ăn uống những thứ như:

  • Rượu, bia, rượu vang trắng, món ăn cay, chua, ngọt…
  • Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi,…
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, thường nôn xong đỡ đau bụng nôn ra hết thức ăn sẽ nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu…
  • Lưỡi có thể hơi to, trắng, có vết ấn của răng trên lưỡi, ổ loét, chảy máu nướu răng. Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm,…
  • Có thể có tiêu chảy.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường.
  • Có thể có sốt 39-40˚C (với bệnh viêm dạ dày – tá tràng cấp tính).
  • Có thể có mất ngủ, ngủ không ngon giấc: mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng, cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

Xem thêm:

Chữa dạ dày bằng Đông Y: http://dadayvietthanh.com/bai-viet/hieu-dung-ve-cach-chua-dau-da-day-bang-dong-y-d193.html

3. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị viêm dạ dày nhẹ

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

f:id:yhctvietthanh:20200526113619j:plain

che-do-sinh-hoat-phu-hop-cho-nguoi-bi-viem-da-day-nhe
  • Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Ăn thức ăn nấu chín
  • Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ
  • Ngưng hút thuốc lá
  • Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

4. Người bị viêm dạ dày nhẹ nên ăn gì?

Bánh mì nướng:
Bánh mì nói chung hay bánh mì nướng có tác dụng rất tốt trong việc tạo thêm các chất axit trong dạ dày. Việc tạo dựng này sẽ khiến người đau bao tử cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khi dạ dày của bạn chưa bình phục tốt nhất bạn không nên ăn kèm bánh mì với chất béo như bơ, mứt, phô mát…


Nước dừa:
Với người bị viêm dạ dày nhẹ nước dừa là một trong 2 loại nước mà được khuyên dùng sau nước tinh khiết. Trong nước dừa có nhiều các chất Mg, Ca, Ka…và các chất khoáng tốt cho cơ thể. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các bệnh về đường tiết niệu cũng như giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột một cách hiệu quả.

Gừng:
Gừng là một trong thực phẩm tốt dành cho người viêm dạ dày nhẹ, gừng có vị cay tính ấm có tác dụng chữa trị các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết. Vì vậy, sử dụng 1 vài lát gừng sống khi chế biến thức ăn hoặc pha trà gừng uống sẽ giúp điều trị được một số triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi khó tiêu.

Sữa Chua:
Trong sữa chua cung cấp nhiều probiotic dưỡng chất có tác dụng tốt trong hoạt động đường ruột, tiêu diệt được vi khuẩn gây hại cũng như tăng khả năng tiêu hoá cho người bệnh. Cho nên, với người viêm dạ dày tốt nhất nên ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện hệ tiêu hoá.

5. Người bị viêm dạ dày nhẹ kiêng ăn gì?

Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính:
Ăn trái cây tráng miệng sau khi ăn bữa chính là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên người bệnh viêm dạ dày cần tránh thói quen này, khi việc sử dụng trái cây sau khi ăn bữa chính sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Dạ dày của bệnh nhân viêm loét dạ dày, chức năng đã bị suy yếu nhiều, việc bổ sung trái cây ngay sau bữa chính khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ khiến dạ dày tiếp tục suy yếu, hoạt động bị trì trệ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày nhẹ ngày càng nặng. Không những vậy những loại trái cây chua như: Cam, Dâu tây, Quýt, Bưởi…với hàm lượng axit cao còn làm cho tình trạng đau rát của người bệnh nặng hơn, bệnh viêm loét dạ dày tiến triển nhanh hơn. Do đó người bệnh viêm dạ dày cần tuyệt đối kiêng ăn trái cây, đặc biệt là trái cây chua sau khi ăn bữa

Đồ cay nóng:
Người đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn đồ gia vị cay nóng như tiêu, ớt bởi sẽ làm tăng axit trong dạ dày khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày ngày một trầm trọng hơn. Không những vậy, ăn đồ cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày từ đó, làm cho chứng viêm dạ dày nặng hơn.

Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá trong bất kỳ trường hợp nào cũng là vấn đề gây hại cho sức khỏe. Hút thuốc sau khi ăn khiến cho các chất độc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn bởi lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh, dạ dày co bóp tích cực hơn để tiêu hóa thức ăn. Cường độ hấp thụ khói của phổi và các mô khắp cơ thể tăng mạnh, dẫn tới hấp thu phải lượng lớn các thành phần có hại trong thuốc lá, có tác dụng kích thích rất mạnh đối với hệ hô hấp và tiêu hóa, gây ra nhiều tổn hại cho các cơ quan chức năng và các mô trên khắp cơ thể.